Lỗi giao diện: file 'snippets/evo-article-amp.bwt' không được tìm thấy
Trang chủ Liên hệ

5 vị trí lắp đặt thang máy gia đình

ĐỖ PHÚC LÂM 05/01/2022

Vị trí lắp đặt thang máy gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng thực tế và yếu tố thẩm mỹ của chiếc thang máy và tổng thể ngôi nhà. Vậy đặt ở đâu thì sẽ hợp lý ?

1. Thang máy gia đình lắp giữa thang bộ

Giữa lòng thang bộ hay còn gọi là vị trí giếng thang bộ hoặc giếng trời - hầu hết gia đình Việt lựa chọn vị trí này.

Ưu điểm: Tiết kiệm diện tích do tận dụng được không gian giếng trời.
Tiết kiệm chi phí làm tay vịn thang bộ vì không nhất thiết phải lắp hệ thống tay vịn khi đã có thang máy nằm trong giếng trời.
Không gian cầu thang bộ kín, an toàn hơn với nhà có trẻ nhỏ.

Nhược điểm: Do lắp thang máy vào vị trí giếng trời nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng lấy sáng của ngôi nhà đồng thời nếu thang máy gia đình không có thiết kế đẹp thì rất dễ gây ra cảm giác bức bí.
Đối với nhà xây mới, nhà cải tạo hay nhà dự án,… đều có thể chọn kích thước thang máy gia đình phù hợp để lắp vào vị trí giữa thang bộ và nên dùng thang kính, hay thang quan sát.

Thang máy gia đình lắp giữa thang bộ

2. Thang máy gia đình lắp cạnh thang bộ

Lắp đặt như thế này được sử dụng ở những công trình nhà ống, nhà phố, nhất là các công trình có chiều ngang hẹp nhưng chiều sâu lớn.

Ưu điểm:
Phần giếng trời của cầu thang bộ sẽ không bị mất đi, không ảnh hưởng đến khả năng lấy sáng cho toàn bộ ngôi nhà.
Phát huy được giá trị thẩm mỹ của cầu thang bộ.

Nhược điểm:
Khó áp dụng đối với nhiều công trình, nhất là nhà cải tạo.
Độ dốc của cầu thang bộ thường lớn hơn so với phương án lắp đặt thang máy ở giữa cầu thang bộ.

Thang máy gia đình lắp cạnh thang bộ

3.Thang máy gia đình lắp chính giữa nhà

Để lắp đặt thang máy gia đình ở chính giữa nhà thì công trình cần có diện tích đủ rộng, giúp khoảng cách di chuyển từ thang máy đến các phòng ở mỗi tầng sẽ đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Ưu điểm:
Tạo thành một điểm nhấn thu hút và sang trọng cho công trình.
Phát huy tối đa công năng sử dụng của các phòng.

Nhược điểm: Vị trí lắp đặt này cần nhiều diện tích để lắp đặt, chỉ phù hợp với những ngôi nhà có diện tích lớn.

Thag máy gia đình lắp chính giữa nhà

4. Thang máy gia đình lắp ở góc nhà

Với các công trình nhà phố diện tích nhỏ hẹp, một số gia đình còn tận dụng không gian phía trước nhà để kinh doanh hay làm gara ôtô thì vị trí góc nhà sẽ trở thành giải pháp tối ưu.

Ưu điểm:
Tận dụng tốt không gian ít sử dụng trong nhà, tiết kiệm diện tích.
Đường đi của toàn bộ ngôi nhà tập trung ở cuối nhà, tạo không gian rộng rãi, thoải mái không chỉ ở tầng 1 mà các tầng còn lại cũng có thiết kế rộng hơn.

Nhược điểm: 
Không tạo được điểm nhấn và tính thẩm mỹ cho công trình.
Khi vận chuyển đồ đạc sẽ không tiện do phải vào thang máy theo góc vuông.

Thang máy gia đình lắp ở góc nhà

5. Thang máy gia đình lắp ngoài trời

Quý khách có thể lựa chọn giải pháp lắp đặt thang máy ở ngoài trời khi công trình không có vị trí lắp đặt trong nhà phù hợp hoặc có góc view sân vườn đẹp.

Ưu điểm:
Tiết kiệm diện tích, không gian bên trong ngôi nhà.
Không tác động nhiều đến kết cấu và kiến trúc của công trình.
Tính thẩm mỹ cao, đặc biệt là khi chủ đầu tư lựa chọn lắp thang máy kính cho tầm nhìn panorama và view toàn cảnh 360 độ.

Nhược điểm: Thang máy gia đình được lắp đặt ngoài trời cần tiến hành bảo trì bảo dưỡng với tần suất nhiều hơn so với đặt trong nhà do phải chịu trực tiếp những tác động của thời tiết như nắng, mưa,…

Thang máy gia đình lắp ngoài trời (sưu tầm Internet)

Hy vọng qua bài viết này, quý khách dê dàng chọn được ví trí lắp thang máy cho ngôi nhà của mình.

Bài viết liên quan